Giới thiệu Optoma HD28DSE – Bình cũ, rựu mới
Có vẻ như Optoma HD26 đã tồn tại khá lâu tại thị trường máy chiếu phim phân khúc phổ thông Việt Nam, và cũng giành được thị phần nhất định, nhưng cũng tới lúc nó được thay thế bởi thế hệ mới hơn. Vì vậy Optoma đưa vào thị trường Việt Nam chàng lính mới của mình, với cách đặt tên HD28 nghe có vẻ hợp lý, nhưng lần này có thêm hậu tố “DSE” hứa hẹn một phiên bản nâng cấp vượt trội so với thế hệ trước.
Optoma HD28DSE giữ nguyên thiết kế của mẫu HD26 tiền nhiệm. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong nó rất nhiều cải tiến mà Optoma ưu ái mang lên sản phẩm mới này.
Các cổng kết nối đặt ở bên hông máy, bao gồm 2 cổng HDMI 1.4, trong đó có 1 cổng hỗ trợ MHL, đầu ra âm thanh 3.5mm, trigger 12v, 3D sync, đặc biệt có thêm 1 cổng USB cấp nguồn cho các thiết bị stearming video, hoặc bộ HDMI wireless WHD200 của hãng. Optoma HD28DSE cũng trở nên đa dụng hơn khi được trang bị key-tone chiều ngang cũng như khả năng cân chỉnh cả 4 góc khung hình. Điều này giúp cho việc lắp đặt, cân chỉnh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với những căn phòng không thuận lợi về địa hình.
Thông số kỹ thuật
Về độ sáng, nó làm tôi chói mắt ngay khi mở pattern white 100%. Optoma đã đẩy độ sáng của HD28DSE lên rất cao: 35.9 ftL trên màn chiếu 120 inch tại showroom (1531 lumens), đó là Picture mode Cinema mặc định, còn ở Picture mode Bright độ sáng có thể lên tới 40.8 (1740 lumens). Đây là con số cao hơn rất nhiều so với thế hệ HD26 tôi cũng đã viết bài review như thế này cách đây 2 năm.
Optoma HD28DSE sử dụng công nghệ single chip DLP truyền thống, tôi xin phép bê nguyên si data sheet của hãng vào đây để mọi người tiện theo dõi:
Display Technology | DLP |
Native Resolution | 1080p 1920 x 1080 |
Brightness1 (Bright Mode) | 3000 ANSI Lumens |
Contrast | 30,000:1 |
Noise Level (Eco mode) | 28dB |
Weight (kg) | 2.58 |
I/O Connectors | 2 x HDMI (1.4a 3D support) + MHL v1.2, Audio Out 3.5mm, 12V trigger, 3D-Sync, USB-A Power (0.9A), USB service |
Computer Compatibility | UXGA, SXGA, WXGA, HD, XGA, SVGA, VGA, Mac |
Video Compatibility | 1080p, 1080i, 720p, 576i/p, 480i/p |
Displayable Colours | 1073.4 Million |
Projection Lens | F/2.5~2.67; f=21.9~24mm, 1.1x Manual Zoom |
Throw Ratio 3 | 1.48 – 1.62:1 |
Projection Screen Size | 1.06 – 7.67m (41.8″ – 300″) Diagonal 16:9 |
Projection Distance | 1.5 – 10m |
Zoom Type | 1.1x Manual |
Aspect Ratio | 16:9 Native, 16:10/4:3 Compatible |
Offset | 116% ±5% |
Horizontal Scan Rate | 15.375~91.146 KHz |
Vertical Scan Rate | 24 ~ 85Hz (120Hz for 3D) |
Lamp Type | 210W |
Lamp Life2 Dynamic/Eco/Bright | 8000/6000/4000 (hrs) |
Keystone Correction | ± 40° Vertical and Horizontal |
Dimensions (W x D x H) (mm) | 315 x 224 x 114 |
Power Supply | Input: 110 – 220v |
Power Consumption | 233W Bright mode / 193W Eco mode (< 0.5W Standby) |
Operating Conditions | 5°C – 40°C, Max. Humidity 85%, Max. Altitude 3000m |
Uniformity | 80% |
Security | Security bar, Kensington lock, password protection |
Standard Accessories | AC power cord, remote control, 2x AA batteries, quick start card, CD user manual |
Optional Accessories | Wireless 3D system, Wireless 3D glasses, DLP® Link™ 3D glasses, wireless, ceiling mount |
RoHS | Compliant |
3D Support | Full 3D – The 3D features of Optoma projectors can only be used with compatible 3D content. Typical applications include use with 3D educational or 3D design and modelling systems. 3D TV broadcast systems, (SKY in the UK), Blu-ray 3D™ and 3D games from the Sony® PS3 or Microsoft® Xbox 360 are now supported as part of the HDMI v1.4a specification. |
3D Compatibility | Side-by-Side:1080i50 / 60, 720p50 / 60Frame-pack: 1080p24, 720p50 / 60Over-Under: 1080p24, 720p50 / 60 |
Speaker | 10 |
On Screen Display | 27 Languages: English, French, German, Spanish, Italian, Portuguese, Dutch, Swedish, Finnish, Greek, Danish, Norwegian, Polish, Russian, Simplified_Chinese, Traditional_Chinese, Korean, Arabic, Japanese, Thai, Hungarian, Czechoslovak, Turkish, Vietnamese, Farsi, Romanian, Indonesian |
Optional Wireless | Yes |
Dynamic Black
Tôi rất bất ngờ vì Optoma trang bị cả tính năng Dynamic Black, vốn chỉ có trên máy chiếu cao cấp nhất của Optoma là HD90, HD92 vào dòng máy chiếu phổ thông này. Cách thức hoạt động của Dynamic Black khá đơn giản, máy chiếu sẽ tự động điều chỉnh tùy độ sáng, độ tương phản dựa vào hình ảnh đang chiếu để cải thiện black level cho khung hình. Có thể bạn sẽ nghi ngờ tính hiệu quả của nó, nhưng tôi thì hoàn toàn bị thuyết phục vì những gì nó mang lại.
Chắc ai cũng có thể thấy được sự khác nhau rõ rệt của cái bóng sau lưng con sóc. Đen hơn rất nhiều và có vẻ như hình ảnh cũng trong trẻo hơn.
Screenshot này thì khó phân biệt hơn một chút, bạn để ý khoảng không gian màu đen sau lưng nhân vật đứng giữa nhé.
Có một điểm làm tôi chưa hài lòng ở Dynamic Black trên Optoma HD28DSE này là chưa thực sự mượt mà và không có nhiều lựa chọn mức độ như trên HD92, bạn chỉ có thể lựa chọn on hoặc off.
DSE – Darbee Special Edittion
Nhưng đây mới chính là điểm nổi bật nhất mà tôi muốn nói đến trong bài viết này, đó chính là tính năng Darbee Vision Visual Presence lần đầu tiên xuất hiện trên máy chiếu của Optoma.
Có lẽ những videophile đều biết, thuật toán năng DarbeeVision Visual Presence là một cụm từ khá quen thuộc gắn liền với tên tuổi của những chiếc đầu Bluray cao cấp của Oppo. Hậu tố DSE trong mã sản phẩm cũng có nghĩa là Darbee Special Edition. Công nghệ này sử dụng thuật toán để tăng chi tiết và chiều sâu hình ảnh, cũng như cân bằng màu sắc. và kết quả là những hình ảnh mà bạn xem được trở nên long lanh hơn rất nhiều.
Bạn có thể lựa chọn giữa 3 chế độ: Hi-Def là chế độ được khuyến cáo cho các nội dung chất lượng cao như phim HD, game là chế độ phù hợp tất nhiên là cho nhu cầu chơi game, và cuối cùng là Full-pop để chuyên trị nguồn nội dung có chất lượng thấp. Một điểm rất hay khác của DarbeeVision đó là cho phép người dùng khả năng cân chỉnh level theo ý thích, bản thân tôi hay dùng Hi-Def ở mức 50%, tất nhiên là kéo lên 100% thì tác dụng của nó sẽ mạnh hơn nhưng lúc này sẽ làm cho hình ảnh mất sự tự nhiên.
Sự xuất hiện đột ngột của các chi tiết trên lá, cỏ, quần áo, và các lỗ chân lông trên da mặt mà dường như không có mặt trước đó có thể làm cho bạn tưởng rằng DarbeeVision đang làm ảnh hưởng quá đà, nhưng một khi đã quen với những khung hình chi tiết cao thế này, bạn khó mà chấp nhận được những hình ảnh mặc định khi off Darbee.
Cân bằng trắng
Đặc điểm chung của những chiếc máy chiếu DLP được trang bị Briliant Color System là khả năng cân bằng trắng rất tốt, gần mức chuẩn ở chế độ cinema mặc định, Optoma HD28DSE cũng không ngoại lệ. Công việc còn lại của tôi khi calibrate cho máy là chỉ cần nhích một vài thông số.
Một số hình ảnh screenshot khác
Các yếu tố khác như độ bão hòa màu, chi tiết vùng tối, độ sắc nét thì không cần phải đào sâu vào thêm. Mời các bạn xem thêm hình screenshot thực tế:
Kết luận
Optoma là hãng sản xuất máy chiếu luôn đi đầu trong việc đột phá khi mang những công nghệ tiên tiến vào sản phẩm của mình, và lần này đã không làm tôi thất vọng. Optoma HD28DSE là một phiên bản nâng cấp rõ ràng nhất mà tôi từng thấy ở một chiếc máy chiếu thuộc phân khúc tầm trung.
Với quân bài chiến lược HD28DSE này chắc chắn Optoma sẽ làm cho các đổi thủ của mình lao đao. Và có lẽ Optoma cũng tự làm khó mình vì thế hệ máy chiếu tiếp theo thuộc phân khúc thay thế cho HD50 chắc chắn phải được nâng cấp thêm rất nhiều nữa để có thể khác biệt so với HD28DSE.