Đạo diễn David Lynch từng nói: “Phim ảnh gồm 50% là hình là 50% là tiếng. Đôi khi phần tiếng lấn át cả phần hình”. Mặc dù ý kiến này sẽ khiến nhiều người tranh cãi nhưng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của âm thanh trong phim. Thử tưởng tượng nếu không có hiệu ứng trống dồn trong những cảnh nghẹt thở thì ‘Jaws’ hay ‘Jurassic Park’ sẽ vô vị như thế nào. Hơn hết, với một cinephile muốn xây dựng một rạp hát tại gia, âm thanh vòm đã và đang là một tiêu chuẩn xứng đáng để đầu tư bởi nó giúp nâng tầm trải nghiệm điện ảnh.
Sau đây, mời bạn đọc đến với top 10 cảnh phim có hiệu ứng âm thanh vòm (surround) xuất sắc nhất được thực hiện bởi Becky Robert – đại diện trang What Hi-Fi. Các clip có thể được dùng làm bài kiểm tra chất lượng âm thanh của các dàn surround.
House of Flying Daggers (2004)
[Chương 4] Phim võ thuật của Trương Nghệ Mưu từ lâu đã được đánh giá cao ở phần hình lẫn phần tiếng. Và, cảnh phim sử dụng nhiều hiệu ứng âm vang (echo) trên đây sẽ giúp cinephile phát hiện ra những khoảng trống trong trường âm của mình. Âm thanh từ những hạt châu rơi tí tách trong hiệu ứng slow-motion hay những tiếng chạm với mặt trống đòi hỏi hệ thống âm thanh phải rất tỉ mỉ trong việc tái tạo chính xác mọi tín hiệu.Âm thanh của bộ gõ trong phim cũng là một thách thức trong bài kiểm tra; trong khi đó, tiếng thủy tinh vỡ và âm thanh leng keng từ trang sức của nữ chính sẽ buộc các loa tweeter bắt tay vào làm việc. Sau cảnh phim này, còn một cảnh chiến đấu trong rừng trúc (với âm thanh từ nhánh cây gãy, tiếng kẽo kẹt, tiếng gió lùa…) cũng có thể được dùng để test âm thanh surround.
– – -
Scott Pilgrim vs. the World (2010)
[Chương 14] Có rất nhiều màu sắc âm thanh trong tác phẩm được Edgar Wright chuyển thể từ truyện cùng tên. Tuy nhiên, cảnh chiến đấu giữa Ramona Flowers và Roxy Richter lại có nhiều chi tiết kích thích thính lực của người xem phim nhất. Từ âm trầm (của những cú hạ cánh xuống nền bê tông) cho tới âm cao (của vũ khí hay những đồng xu kim loại), dàn âm thanh tại gia của người xem sẽ được dịp trải qua mọi cung bậc trong thời gian ngắn.Một điểm thú vị nữa là cảnh phim chồng rất nhiều lớp âm thanh vào nhau. Ví dụ như, tiếng nói chuyện nằm chồng lên nền nhạc xập xình của club; hay nhạc nền vẫn âm ỉ lúc các nhân vật tả xung hữu đột với nhau. Những cảnh phim tạo ra không gian riêng như vầy rất hiệu quả khi dùng để kiểm tra độ cân bằng hai bên loa trái/phải.
– – -
Pink Floyd: The Wall (1982)
[Chương 9] Suốt 95 phút phim gồm những cảnh quay có sắp xếp, những cảnh ghi lại từ các màn trình diễn live và cả những thước phim hoạt hình, tác phẩm này kể về những thăng trầm mà nhóm nhạc đến từ Anh đã trải qua. Mặc dù có phần u tối và nặng nề, nhưng fan của Pink Floyd phải công nhận rằng âm thanh của phim rất xuất sắc. Bên cạnh đó, đây còn là một trong những phim hoạt hình được mang lên DVD với định dang âm thanh Dolby Digital 5.1 vào năm 1999.– – -
Swordfish (2001)
[Chương 2] Mặc cho cốt truyện lẫn cách phát triển nhân vật bị đánh giá thấp, tựa phim hành động này sở hữu một cảnh quay khiến cho dàn surround hoạt động hết công suất. Trường đoạn bắt đầu bởi âm thanh từ một dàn nhạc giao hưởng, dọn đường cho cảnh một quả bom nổ được biên tập theo thủ pháp slow motion. (Bom nổ phút 2:00)– – -
Miles Ahead (2015)
N/A
[Chương 1] Âm thanh vòm vượt trội không những phụ thuộc vào công suất cũng như cách bố trí của dàn loa, mà còn phụ thuộc vào sự linh hoạt của hệ thống trước nhiều âm thanh khác nhau. Ví dụ như phân đoạn mở đầu của bộ phim về cuộc đời Miles Davis, màn trình diễn kèm trumpet được đan xen với cảnh rượt đuổi bằng xe (kèm theo âm thanh súng đạn).– – -
Pacific Rim (2013)
[Chương 2] Nhìn chung, có rất nhiều thứ để nói về bom tấn của đạo diễn Guillermo del Toro. Nhưng, trong nhiều cảnh quay, ví dụ như cảnh robot Gypsy Danger đấu với một con Kaiju, chuyên gia biên tập dành nhiều khoảng khắc để giảm cường độ âm thanh xuống nhằm mô tả sự căng thẳng không ngừng của cuộc chiến.Cảnh quay có thể được dùng để kiểm tra những chi tiết xảy ra trong thời gian rất ngắn mà hệ thống có thể tái tạo được âm thanh tương ứng. Chẳng hạn như, cường độ âm thanh bất thình lình hạ xuống (khi con Kaiju chìm xuống nước) rồi lại bất thình lình to lên (khi con Kaiju đột ngột phản công). Một dàn loa tốt sẽ kiểm soát sao cho âm thanh khi hạ xuống không bị chìm lẳng nhưng khi vang lên lại không bị quá đà.
– – -
WALL-E (2008)
[Chương 22] Như đã chia sẻ trên đây, âm thanh trong phim giữ một tầm quan trọng không thể chối cãi. Và, âm thanh càng trở nên quan trọng hơn trong trường hợp của ‘WALL-E’ khi mà phim có rất ít thoại và chỉ sử dụng tiếng động để diễn tả sắc thái cảm xúc của robot. Cảnh phim được chia sẻ trên đây không chỉ ghi điểm ở hạng mục ‘dễ thương’ mà còn là một bài kiểm tra cho các dàn surround; bởi ngay cả khi nhắm mắt lại, khán giả vẫn biết được những chuyển động mượt mà cặp đôi robot thông qua âm thanh vòm.– – -
Star Trek (2009)
[Chương 5] Trường đoạn bắt đầu với cảnh (bác sĩ Bones) chích cho (thuyền trưởng) Kirk một liều vắc-xin, sao đó diện mạo của tàu USS Enterprise dần xuất hiện và đạt đến vận tốc dịch chuyển. Đây là một bài test cho các rạp hát tại gia theo đuổi chuẩn mực âm thanh vòng ở cách thử thách: người xem phải cảm nhận được độ cao của các thuyền con khi bay ngang qua tàu lớn; sự thay đổi không khí khi Kirk đi từ ngoài vào trong tàu; những tiếng bíp do dàu Enterprise phát ra; và tiếng bass thụt thật mạnh lúc mỗi tàu biến mất trong không gian sau khi đạt vận tốc dịch chuyển tức thời. [Clip trên cắt vẫn chưa hoàn hảo vì chưa diễn tả được cái trơ trọi của không gian sau khi tàu biến mất]– – -
Mad Max: Fury Road (2015)
[Tất cả các chương] Buổi hòa nhạc dài 2 tiếng này sẽ trở nên hỗn độn trên một dàn âm thanh chất lượng kém. Nhưng với một dàn surround, âm thanh của phim không chỉ gồm lớp lớp tiếng ồn. Cinephile cần một hệ thống âm thanh đầy uy lực để cảm nhận hết được tiếng rền của các loại động cơ. Thông qua đó, người xem có thể ước lượng được quy mô rộng lớn của sa mạc, trước khi một cơn bão ập tới và xé toang tất cả.Soundtrack mà Junkie XL đã làm mang tính hòa tấu và giận dữ, với tiếng trống dồn làm nền cho những cuộc rượt đuổi trong khi nhạc cụ bộ dây và nhịp điệu điện tử làm nhiệm vụ nhấn nhá cho các pha hành động. Quả thật, cinephile cầm một dàn âm thanh đủ chính xác và gãy gọn để giữ lửa cho sự căng thẳng mà soundtrack tạo ra qua cách cảnh phim mà trong đó các quái xế liên tục áp đảo nhau đồng thời đánh bom không ngừng nghỉ.
Thêm nữa, âm thanh từ mỗi phát đạn, mỗi lần động cơ chuyển số hay mỗi lần Tom Hardy đọc lời thoại cần được tách bạch rõ ràng ra khỏi âm nền. Tuy nhiên, phần tuyệt vời nhất là đoạn riff guitar réo rắt và lửa cháy phừng phừng mỗi khi camera chĩa hướng vào nhân vật Doof Warrior. Trông có vẻ vô lý nhưng người xem vẫn có thể bật cười một cách thoải mái trước khi tâm trí của họ trở lại với màn rượt đuổi ồn ào trên bãi cát.
– – -
Skyfall (2012)
[Chương 1] Những cảnh mở màn của phim Bond luôn tràn ngập yếu tố giúp đưa thương hiệu phim này lên hàng huyền thoại. Do đó, theo lời của người viết bài, mọi cảnh mở màn của phim Bond đều có thể nằm trong danh sách này, tuy nhiên, anh lại chọn ‘Skyfall’. Lý do là vì trường đoạn này sở hữu một chuẩn mực âm thanh cao hơn cả. Sau khi Bond phát hiện ra một đồng nghiệp bị ám sát, tiếng trống bongo trỗi dậy, theo sau bởi tất cả mọi thắc sái âm thanh tạo nên một bài kiểm tra toàn diện nhất cho bất kỳ dàn surround nào.