Loa siêu trầm là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống âm thanh vòm 5.1 hoặc 7.1. Nó giúp âm nhạc sống động và bắt tai hơn bằng cách tạo ra các dải tần số bass sâu lắng, trầm ấm.
Dẫu vậy, không phải ai cũng biết cách bố trí loa sub như thế nào để nghe hay nhất. Nếu bạn là một trong số đó, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Cơn Bão Số để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Loa sub là gì? Loa sub khác gì so với loa center, loa vệ tinh?
Loa sub hay loa siêu trầm là một thiết bị loa ra đời từ những năm 1960, phát triển ở những năm 1970 và nở rộ từ năm 2000. Đến nay, nó được sử dụng nhiều trong các hệ thống âm thanh ở những sân khấu lớn chuyên nghiệp, rạp chiếu phim, khu giải trí, dàn karaoke kinh doanh và gia đình, phòng trà…
Nói đến đây, nếu bạn chưa biết đến sự có mặt của loa siêu trầm thì chúng tôi xin đề cập tới các hệ thống âm thanh vòm nổi tiếng là 5.1, 7.1, 7.2 đang được sử dụng trong các rạp chiếu phim tiêu chuẩn hiện nay. Các yếu tố .1, .2 trong phần đuôi tên các hệ thống âm thanh ấy chính là số lượng loa sub trong một cấu hình.
Khác với các dòng loa center và vệ tinh, công dụng của loa siêu trầm là tái tạo dải âm thanh có tần số thấp nhằm mang lại cảm giác đầy đặn hơn, trọn vẹn hơn của âm thanh. Một thiết bị loa sub thông thường sẽ tái tạo dải bass trong khoảng tần số từ 20 – 200Hz. Đối với nhu cầu trình diễn âm thanh live thì loa bass nên đánh dưới 100Hz, và đối với tiêu chuẩn xem phim THX thì phải dưới 80Hz.
Sự khác biệt giữa một dàn âm thanh không dùng và có dùng sub là rất khác nhau. Do đó, việc lắp đặt loa sub cho hệ thống âm thanh là vô cùng hợp lý, đặc biệt là đối với những ai đam mê âm nhạc.
Thường thì loa siêu trầm tốn nhiều công suất hơn so với các dòng loa khác. Thế nhưng, lợi ích mà nó mang lại là hoạt động tốt hơn khi cộng hưởng đúng nguyên lý do có tính chất phủ âm đa hướng. Chính vì thế, nó tạo ra sự chân thực cho các hệ thống âm thanh chiếu phim, chơi game, nghe nhạc tại gia.
Có mấy loại loa sub?
Có nhiều cách để phân loại loa sub. Trong đó, thông dụng nhất là các cách phân loại dựa vào công suất hay dựa vào thiết kế. Đối với cách phân loại loa siêu trầm dựa vào thiết kế, ta có thể chia dạng thiết bị này thành loa sub liền hộp, loa sub đẳng áp hoặc loa sub có lỗ. Còn đối với cách phân loại theo công suất, chúng ta có các dạng loa sub sau:
Loa sub điện
Loa sub điện hay còn gọi là loa sub active. Loại sub này đã kết nối với amply bên trong nên nó không nhất thiết phải đi cùng một thiết bị amply riêng lẻ. Đây là thiết bị phù hợp sử dụng các phòng xem phim, phòng hát karaoke gia đình có kích thước vừa phải.
Ưu điểm của dòng loa sub này là sự dễ dàng trong ghép nối và sử dụng. Người dùng chỉ cần kết nối sub với nguồn nhạc. Trong khi đó, các chức năng khuếch đại dải tần, xử lý tín hiệu, hỗ trợ tiếng bass đã được tích hợp sẵn trong loa sub rồi. Với mức công suất vừa phải, dòng sub này có thể tái hiện được âm thanh có chất âm sống động, mềm mại và ấm áp.
Thiết bị khuyên dùng: Loa active Studiomaster Drive Sub 15SA hát Karaoke gia đình chuyên nghiệp
Mặc dù vậy, loa sub điện vẫn có nhiều điểm hạn chế khiến các dân chơi chuyên nghiệp thật sự vẫn chưa thỏa mãn. Đó là khả năng tái hiện dải trầm thua kém so với sub hơi.
Loa sub hơi
Loa sub hơi hay còn gọi là loa sub passive. Đây là loại loa siêu trầm bắt buộc phải đi kèm thiết bị amply nhằm cấp công suất riêng cho loa. Dòng sub này thường được sử dụng cho các phòng karaoke chuyên nghiệp có diện tích từ khoảng 25-35m2, quán bar, hội trường lớn. Một số hộ gia đình muốn trang bị cho mình một dàn âm thanh chất lượng cao cũng có thể chọn mua loại sub này.
Ưu điểm của loa sub hơi là người dùng có thể tùy ý phối ghép với loa karaoke. Đồng thời dòng sub này luôn gây ấn tượng nổi bật bởi kích thước loa bass lớn, công suất mạnh mẽ. Nó phù hợp với mọi dòng nhạc mạnh và mang đến chất âm vô cùng sống động.
Tuy nhiên, một điểm hạn chế của nó là bạn cần phải trang bị một amply công suất đủ lớn để ghép nối. Nếu không thì âm thanh sẽ bị duy giảm rõ rệt, gây ra hiện tượng méo hoặc rè tiếng.
Bên cạnh nhược điểm trên, loa sub hơi còn đòi hỏi người dùng phải có kinh nghiệm trong quá trình phối ghép loa sub với amply. Những thao tác nhầm lẫn có thể ảnh hưởng đến độ bền của các thiết bị trong dàn loa sau này.
Cách bố trí loa Sub để âm thanh hay nhất
Không phải cách lắp đặt loa sub nào cũng cho âm thanh hay và hoàn hảo. Để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất, bạn cần biết cách bố trí, ghép nối và sử dụng sub đúng chuẩn. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết từ chúng tôi.
Những lưu ý ban đầu trước khi lắp đặt loa Sub
Trước tiên, bạn mở hộp tại vị trí “open this end” để lấy loa sub mới ra ngoài. Lưu ý rằng bạn nên nhẹ tay và mở sao cho tránh làm hư hại các mặt driver.
Trên thực tế loa sub cho âm trầm không có tính định hướng và không có vị trí lắp đặt bắt buộc nào dành cho thiết bị trong sơ đồ lắp đặt các hệ thống 5.1 hay 7.1. Tuy vậy, một số bí quyết lắp đặt nhỏ của người có kinh nghiệm vẫn có thể khiến cho thiết bị này đạt được hiệu quả âm thanh vượt trội.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, loa sub nên được đặt ở vị trí cách mặt đất khoảng từ 30 – 40cm nhằm cho ra tiếng bass đầy đặn. Đồng thời, vị trí đặt sub cũng nên ở gần 2 loa front trái hoặc phải. Riêng đối với những loa sub có đường kính dưới 20cm thì người ta sẽ ưu tiên đặt gần loa chính để cho hiệu quả âm thanh tốt nhất. Nếu đặt xa quá thì âm bass khá rời rạc và thiếu kết nối.
Thông thường, người ta sẽ tận dụng góc phòng để đặt loa sub. Việc làm này giúp tiếng loa sub to, vang hơn. Nếu trong hệ thống âm thanh có 2 thiết bị loa sub, họ sẽ đặt 2 thiết bị trên một đường chéo từ góc phòng bên này đến đối diện góc phòng bên kia.
Nếu phân chia các cách đặt loa sub trong phòng, người ta sẽ phân chia thành 3 cách phổ biến như sau:
- Cách 1: Loa sub được đặt hướng ra phía trước.
- Cách 2: Người ta đặt loa xuống đất để âm thanh tỏa về 4 hướng và lan ra khắp phòng.
- Cách 3: Loa sub được đặt nằm tại vách giữa của hộp cộng hưởng 2 ngăn, mặt sau loa nằm bên hộp hở và mặt trước nằm bên hộp kín.
Một yếu tố quan trọng mà người dùng thường quên mất chính là hiện tượng cộng hưởng âm mà sub mang lại. Nếu bạn đặt sub ở gần các vật dễ rung như gương kính hay miếng kim loại mỏng thì dễ tạo ra rung chuyển ảnh hưởng đến loa. Chính vì thế, bạn sẽ thấy hiện tượng tạp âm, nhiễu âm và nghĩ là do loa không đạt chất lượng. Thực tế, bạn chỉ cần di chuyển sub ra khỏi vị trí đó hoặc tháo gỡ các vật liệu kia đi thì âm thanh sẽ lại trầm ấm, sâu lắng ngay.
Cách ghép nối loa sub đúng chuẩn
Để có thể ghép nối thành công loa sub và các thiết bị khác, bạn cần chuẩn bị các dây cáp dẫn chất lượng. Một đường truyền tốt sẽ giúp sub nhận được mọi tín hiệu cần thiết và phát ra âm thanh liền mạch, không ngắt quãng.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng sub đặc điểm hệ thống âm thanh hiện có của bạn mà sẽ có những cách ghép nối khác nhau. Hãy theo dõi những chỉ dẫn của chúng tôi để dễ dàng thực hiện theo.
Ghép nối loa sub với amply hoặc receiver: Bạn kết nối loa sub đến amply hoặc receiver và ngược lại bằng 2 sợi jack riêng biệt thông qua 1 trong các cổng Sub-in/out, LFE, Line-in/Out. Theo đó, cứ đầu này bạn cắm vào cổng out thì đầu kia bạn cắm vào cổng in. Trong trường hợp receiver không có ngõ ra sub out mà loa siêu trầm cũng chỉ có thể vào speaker thì bạn vẫn có thể thực hiện việc kết nối theo cách thông thường
Ghép nối loa sub với cục đẩy: Tương tự như cách ghép nối loa sub với amply hoặc receive nhưng bạn chỉ cần 1 jack khi kết nối dòng loa này với cục đẩy. Trong trường hợp bạn kết nối nhiều loa sub với một cục đẩy thì số lượng loa tương ứng với số lượng dây. Nếu kết nối 4 loa sub với cục đẩy thì bạn thực hiện bằng cách kết nối 1 sub với cục đẩy trước rồi kết nối loa sub sau với loa sub trước.
Sau khi kết nối, bạn cần kiểm tra lại xem kết nối đã thành công hay chưa. Cách kiểm tra là bạn thử mở đoạn nhạc mẫu. Nếu tiếng nhạc có âm bass tức là việc kết nối đã thành công. Nếu chưa thấy tiếng thì bạn cần kiểm tra lại dây nối xem có đứt đoạn không, đầu nối đã đúng chuẩn chưa. Chúc bạn thành công với việc ghép nối loa sub cùng các thiết bị khác.
Cách sử dụng loa sub cho âm thanh hay nhất
Để tận hưởng được âm thanh hoàn hảo nhất, bạn nên biết cách sử dụng loa sub đúng chuẩn. Theo đó, những điều cần lưu ý khi sử dụng dòng loa này là:
- Khi kết nối sub với amply karaoke, bạn nên cắm đủ 2 đường tín hiệu ở 2 kênh left, right.
Khi hiệu chỉnh âm lượng, bạn cần chú ý các cổng line hoặc rec out trên amply. Nếu có các cổng này, bạn hãy nối Jack RCA Stereo từ các cổng đó về line in. Trong trường hợp các cổng kể trên đã được sử dụng cho mục đích khác, bạn cũng có thể thay thế bằng cách dùng Jack chữ Y. Trong trường hợp không có cổng đó thì hãy đấu đường công suất ra của thiết bị vào đường công suất Input ở trên sub, sau đó mắc loa Front vào đường công suất Output trên sub.
- Trước khi thưởng thức âm thanh, tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại pha của loa siêu trầm và loa main trùng nhau chưa. Nếu chưa thì hãy tiến hành hiệu chỉnh lại sao cho phù hợp. Nếu bạn chỉnh đúng thì dải trầm sẽ trở nên chắc chắn, đầy đủ và dứt khoát hơn
- Trong trường hợp cần cắt tần bù vào loa chính, bạn hãy nhanh chóng hiệu chỉnh nút cắt tần có sẵn trên loa sub, bạn nhé!
Bạn lưu ý rằng có rất nhiều tương tác giữa các phân tần và mức độ điều khiển. Để điều chỉnh được đúng các yếu tố âm lượng, pha, cắt tân, bạn cần mở một đoạn nhạc nhiều bass, lắng nghe và hiệu chỉnh từ từ. Nếu tiếng bass quá lớn thì vặn nhỏ sub, giọng nam sâu thiếu tự nhiên thì chỉnh thấp cắt tần, lệch nhịp thì điều chỉnh pha.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn bố trí loa Sub đúng chỗ để nghe hay nhất. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho hệ thống âm thanh của mình ngay bây giờ. Dù bạn không phải là chuyên gia nhưng nếu áp dụng đúng những gì được chia sẻ thì chắc hẳn sẽ giúp dàn loa “chất chơi” của mình tạo ra được những thanh âm tuyệt vời nhất.