Bạn đã biết cách chọn loa cho phòng chiếu phim như thế nào phù hợp với ngân sách và nhu cầu của mình? Đừng ngại chia sẻ nếu hiện giờ bạn chưa có ý tưởng nào hiện lên trong đầu. Tranh thủ đọc ngay bài viết dưới đây trước lúc đưa ra quyết định, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Loa xem phim thì khác gì loa hát karaoke?
Chắc hẳn không một ai đam mê phim ảnh mà còn nhầm lẫn giữa loa xem phim và loa hát karaoke. Mặc dù hai dòng loa này có thể dùng cho mục đích sử dụng hoán đổi cho nhau, tức loa xem phim dùng để phát nhạc và ngược lại. Tuy nhiên, mỗi dòng loa được thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu nhất định. Do đó, chỉ khi sử dụng đúng mục đích thì loa mới phát ra âm thanh hay nhất.
Người ta có thể phân biệt loa xem phim và loa hát karaoke thông qua nhiều đặc điểm khác nhau. Cụ thể là sự khác biệt về thiết lập, cách tái hiện âm thanh, mục tiêu sử dụng.
- Sự khác biệt về thiết lập: Thiết lập loa 2 kênh cơ bản (stereo) được dùng cho các loa hát karaoke, phát nhạc. Trong khi đó, dòng loa dùng để xem phim thường sử dụng thiết lập hệ thống âm thanh vòm, từ 5.1 cho tới Atmos 9.2.4. Tham khảo bài viết “Thuật ngữ âm thanh Mono – Stereo – Surround và cách phân biệt”
- Sự khác biệt về cách tái hiện âm thanh: Loa dùng để phát nhạc hoặc hát karaoke có khả năng trình diễn toàn dải âm nên mang lại những trải nghiệm tinh tế, thể hiện hoàn hảo từng lời ca, tiếng nhạc. Trong khi đó, loa xem phim thường là hệ thống loa với mỗi loa đảm nhận một vai trò khác nhau nhằm tái tạo hiệu ứng âm thanh vòm. Nhờ đó, âm thanh được tái hiện một cách chân thực, sống động hơn.
- Sự khác biệt về mục tiêu: Loa dùng hát karaoke được thiết kế dựa trên mục tiêu thể hiện giọng hát của ca sĩ đang đứng từ sân khấu phía trước người nghe. Trong khi đó, loa dùng để xem phim được sáng tạo dựa trên mục tiêu đặt người nghe vào trung tâm bối cảnh để âm thanh trên màn ảnh bao quanh.
Như vậy, loa xem phim và loa để hát karaoke khác biệt nhau ngay từ mục đích sử dụng cho tới thiết lập bên trong. Dù người dùng không chuyên cho rằng “cái loa nào cũng phát được ra tiếng” nhưng những người đam mê âm thanh thì không thể bỏ qua cho sự nhầm lẫn này.
Nên dùng kênh âm thanh 5.1 hay 7.1?
Khi học cách chọn loa cho phòng chiếu phim, bạn có loay hoay với câu hỏi “nên dùng kênh âm thanh 5.1 hay 7.1?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống âm thanh trên.
Nhìn chung, cả hai hệ thống âm thanh đã kể trên đều là hệ thống âm thanh vòm được sử dụng nhiều cho các rạp chiếu phim. Trong khi hệ thống âm thanh 5.1 bao gồm 4 loa vệ tinh, 1 loa trung tâm, 1 loa siêu trầm thì hệ thống 7.1 bao gồm 6 loa vệ tinh, 1 loa trung tâm và 1 loa siêu trầm.
Trên thực tế, hệ thống âm thanh 5.1 là hệ thống âm thanh vòm chuẩn thường được sử dụng cho không gian rạp chiếu phim tại gia có diện tích dưới 30m2. Trong khi đó, hệ thống âm thanh 7.1 lại được sử dụng cho các phòng chiếu có không gian lớn hơn nhiều. Hệ thống âm thanh 5.1 đáp ứng hầu hết các nhu cầu về âm thanh cơ bản như xem phim, chơi game, nghe nhạc. Trong khi đó, hệ thống 7.1 thường phục vụ cho các mục đích chuyên nghiệp hơn như rạp chiếu phim.
Dù vậy, dân chuyên nghiệp không chọn hệ thống loa cần sử dụng dựa trên diện tích phòng như đã nói đến ở trên. Họ thường đưa ra quyết định dựa trên âm thanh nguồn cũng như mục đích sử dụng cụ thể. Hầu hết các phim full-HD, trò chơi video hiện nay chỉ ở định dạng âm thanh 5.1 nên việc lựa chọn đầu ra là hệ thống âm thanh 5.1 trở nên vô cùng hợp lý, tránh lãng phí.
Đối với âm thanh 7.1, đây là chuẩn dùng để phát các đĩa có độ nét cao như HD-DVD và Blu-Ray. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các game Ps3, ps4, xbox one… Nó có khả năng làm tăng chiều sâu và rộng cho âm thanh vòm, mang lại những trải nghiệm âm thanh sống động tuyệt vời.
Đối với loa xem phim FRONT : chọn loa cột hay loa bookshelf?
Loa cột và loa bookshelf, đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất dành cho loa front? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp ở những người học cách chọn loa cho phòng chiếu phim. Để có được câu trả lời, trước tiên hãy tìm hiểu xem hai loại loa này là gì.
Loa cột là loại loa có kích thước lớn đã được trang bị nhiều loa thành phần ở bên trong. Mỗi loa đảm nhận một dải tần số riêng biệt. Loại loa này thể hiện tiếng bass tốt hơn các loa bookshelf.
Loa bookshelf là loa có thiết kế cực nhỏ gọn, chỉ có 2 loa trầm và 1 loa tweeter. Dòng loa này không đặt dưới sàn như loa cột mà cần đặt ở một độ cao nhất định như kệ sách, bàn làm việc hoặc góc học tập.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người mua có thể lựa chọn loại loa thích hợp. Nếu kích thước phòng chiếu phim dưới 20m2 và chỉ phục vụ nhu cầu xem phim thông thường thì có thể chọn loa bookshelf làm loa front để tiết kiệm chi phí đầu tư. Ngược lại, nếu kích thước phòng lớn và phục vụ cho cả nhu cầu nghe nhạc lẫn xem phim thì nên chọn loa cột làm loa front.
Sẽ thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng loa cột bao giờ cũng tốt hơn loa bookshelf. Dòng loa bookshelf vốn ra đời để phục vụ âm thanh cho phòng có diện tích nhỏ bé. Tính đến thời điểm hiện tại, dòng sản phẩm này đã có nhiều điểm cải tiến làm tăng chất lượng âm thanh phát ra khi phục vụ trong vùng không gian cho phép, thậm chí có thể tốt hơn loa cột.
Khi bố trí loa front, bạn cần lưu ý rằng vị trí để của loa cột khác loa bookshelf. Nếu sử dụng loa cột, bạn chỉ cần để ở vị trí front, ngay trên mặt sàn. Nếu là loa bookshelf, bạn cũng đặt đúng vị trí front nhưng cần để ngang tầm cao với tai khi ngồi xem phim. Điều này giúp bạn dễ dàng cảm nhận được âm thanh tuyệt vời từ loa.
Có nên dùng một lúc 2 loa subwoofer xem phim không?
Việc sử dụng một lúc 2 loa subwoofer chỉ được khuyến khích cho phòng chiếu phim có diện tích lớn, âm bass của 1 loa subwoofer không thể bao trùm hết phòng. Nếu phòng chiếu phim chỉ có kích thước vừa và nhỏ, bạn chỉ nên sử dụng 1 loa subwoofer để đơn giản trong thiết lập, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Trong trường hợp diện tích phòng vừa nhưng bạn muốn âm bass lớn hơn, hãy di chuyển loa subwoofer về góc phòng. Việc làm này giúp bass dội ngược từ góc phòng ra ngoài cho cảm giác âm bass mạnh mẽ hơn.
Quá trình thiết lập hệ thống âm thanh 5.2 vô cùng phức tạp. Nếu bố trí loa không đúng, có thể bạn sẽ nhận lại kết đắng, cụ thể là tiếng bass của 2 loa triệt tiêu nhau.
Nếu việc thêm loa subwoofer là bắt buộc vì diện tích phòng quá lớn, bạn không nhất thiết phải mua 2 subwoofer tương đương và có cùng thương hiệu. Khi bố trí, hãy lưu ý đặt hai loa này ở vị trí đối diện và xa nhau nhất có thể, thường là trên một đường chéo từ góc phòng bên này đến góc phòng bên kia. Bạn cũng cần chỉnh lại tần số subwoofer, phía trước là 80Hz, phía sau là 180Hz.
Không có chuẩn nào cho việc sắp đặt subwoofer trong hệ thống âm thanh 2 subwoofer. Do đó, bạn hãy thử ngồi xuống và lắng nghe. Nếu âm bass dội ra từ góc quá ồn, hãy dịch chuyển một chút các loa subwoofer ra xa góc, điều chỉnh từ từ cho tới khi có được âm thanh thuận tai thì ngừng lại.
Hãy lưu ý diện tích căn phòng khi lựa chọn loa xem phim
Lưu ý về diện tích phòng chiếu phim trước khi lựa chọn loa gần như là yêu cầu bắt buộc mà chủ đầu tư nào cũng cần làm. Dựa vào sự rộng hẹp của diện tích phòng mà lựa chọn đúng hệ thống âm thanh cũng như loại loa phù hợp.
Thông thường, phòng có diện tích từ 20m2 – 30m2 chỉ cần trang bị hệ thống âm thanh 5.1 với tổng cộng 6 loa là đủ. Lúc này, bạn chỉ cần bố trí loa center đặt ở vị trí giữa, ở phía trên hoặc dưới màn hình; loa front đặt ở 2 bên màn hình (nếu dùng loa cột thì tránh xa góc phòng); loa surround đặt tường 2 bên vị trí nghe và cao hơn tai người nghe khoảng 0.8 – 1.2m; loa subwoofer đặt tại vị trí tùy thích.
Đối với phòng có diện tích từ 30m2 trở lên, người ta thường lựa chọn hệ thống âm thanh 7.1 với tổng cộng 8 loa. Việc bố trí hệ thống âm thanh này tương tự với hệ thống 5.1, bao gồm 1 loa center, 2 loa front, 2 loa surround, 2 loa surround back được đặt phía sau lưng người nghe và 1 loa subwoofer đặt tùy thích.
Trong trường hợp diện tích phòng quá “khủng”, người ta thường lựa chọn hệ thống âm thanh 7.2, tức là có 2 loa bass. Tuy nhiên, như đã nói đến ở trên thì hệ thống này khá khó lắp đặt. Nếu trong trường hợp bắt buộc, bạn cũng có thể thực hiện bố trí vị trí như những gì chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.
Nên mua loa xem phim đồng bộ cùng hãng để tăng khả năng tương thích
Một trong những điều mà người mua cần lưu ý chính là nên mua loa đồng bộ cùng hãng để tăng khả năng tương thích giữa các loa. Tại sao phải như vậy?
Như ta đã biết, loa lắp đặt trong phòng chiếu phim thường phải trang bị theo một hệ thống gồm nhiều loa. Chất lượng âm thanh phát ra không chỉ bị quy định bởi một loa nhất định mà phụ thuộc vào sự hài hòa của mọi thiết bị có mặt trong hệ thống. Do đó, việc sắm sửa các thiết bị loa (dù đắt tiền) từ nhiều hãng khác nhau chưa hẳn mang lại hiệu quả âm thanh tốt nhất.
Trong trường hợp thiết lập bên trong quá khác, âm thanh phát ra ở các loa có sự chênh lệch ít nhiều. Từ đó, người nghe không thể cảm thấy sự mượt mà, liền mạch trong âm thanh mà chỉ cảm thấy sự ngắn quãng, rời rạc, làm cho khó chịu.
Ở một số trường hợp, dù không mong muốn nhưng vì một yếu tố nào đó mà người mua buộc phải chấp nhận sử dụng loa của các hãng khác. Lúc này, hãy lưu ý rằng bắt buộc phải lựa chọn loa center và loa front ở cùng hãng và cùng series để âm thanh tương đồng nhau. Lý do là vì những loa này cùng đảm nhận kênh âm thanh giống nhau, đều thể hiện những âm thanh chính có trong bộ phim.
Các loa surround và loa subwoofer yêu cầu tính đồng bộ ít hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng lại loa sẵn có hoặc trang bị loa từ các hãng khác.
Khi nghe thử thiết bị, cần chú ý những điều gì?
Trước khi đưa ra quyết định mua, việc yêu cầu người bán cho nghe thử âm thanh loa là rất quan trọng. Lúc này, bạn cần kiểm tra chất lượng âm thanh xem có tốt không, loa có lỗi nào không. Chúng tôi biết rằng sẽ rất khó để bạn cân nhắc nếu cứ nói chung chung như thế này. Chính vì vậy, hãy lần lượt lưu ý những điều được liệt kê sẵn dưới đây:
- Nếu dùng trong phòng xem phim, loa trung tâm và loa siêu trầm là hai loa quan trọng nhất. Chính vì thế, hãy kiểm tra xem loa trung tâm có bị rè không, có thể hiện được rõ ràng tất cả các âm chính trong đoạn video không. Với loa siêu trầm, bạn cần xem loa có xử lý tốt những âm bass không.
- Đối với những loa vệ tinh, bạn có thể xem xét loa hoạt động có êm không, có âm thanh nhiễu hay không.
Để việc nghe thử trở nên hữu ích, tốt nhất là bạn yêu cầu người bán cho nghe một bài hát có nhiều tiếng bass. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra các phần âm thanh tái hiện các thanh âm khác. Hãy yêu cầu phát thêm hai hoặc nhiều bài nhạc khác. Trong đó, một bài thuộc dạng vocal có lời hát, âm trung; bài còn lại là tiếng nhạc cụ thuộc bộ dây.
Ngoài việc kiểm tra thông số kỹ thuật loa, quan trọng nhất là bạn phải nghe thử vì mỗi thiết bị loa có thể gặp những trục trặc khác nhau. Việc nghe thử loa tại nơi bán giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra lỗi âm của từng loa, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định có nên mua thiết bị loa đó hay không.
Phân bổ ngân sách cho các thiết bị âm thanh
Việc phân bổ ngân sách cho các thiết bị âm thanh cần đầu tư là vô cùng hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo rằng mình cân bằng hợp lý cho chi phí đầu tư cho rạp phim gia đình của mình
Theo ước tính từ những người đã từng trang bị hệ thống loa cho rạp chiếu phim tại gia, họ cần 40% ngân sách cho hệ thống loa xem phim, 40% ngân sách cho receiver và đầu đọc HD, 20% ngân sách cho dây dẫn.
Theo đó, ngoài việc lựa chọn loa và receiver, họ cũng cần xem xét lựa chọn loại dây dẫn phù hợp. Loại dây loa được ưu tiên lựa chọn là dây bằng đồng có đường kính dây đồng lớn. Dây cáp quang hay HDMI thì chỉ cần mua ngẫu nhiên vì không có loại nào đặc biệt.
Với những chia sẻ chi tiết ở trên, Cơn Bão Số hi vọng rằng bạn sẽ sớm nắm được cách chọn loa cho phòng chiếu phim. Việc trang bị hệ thống âm thanh tốn khá nhiều chi phí nên hãy cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định mua.
Loa xem phim nào tốt nhất hiện nay?
Dưới đây là 5 dòng loa xem phim tốt nhất dành cho nhu cầu giải trí tại gia được Cơn Bão Số tin tưởng giới thiệu đến bạn đọc.
M&K Sound – LCR750
Sau sự ra mắt của dòng loa xem phim M&K Sound LCR750, dường như câu hỏi “loa xem phim nào tốt nhất” đã có câu trả lời. Dòng loa LC750 là hình mẫu đại diện cho nhu cầu xem phim tại gia căn bản nhất trong phân khúc dàn âm thanh Home Cinema, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiệu suất cao từng xuất hiện trong dòng S150 trước đó, nay được tái sinh trong một chiếc loa xem phim với bố cục driver truyền thống, kiểu dáng thiết kế cabinet giữ bản sắc với một mức giá vô cùng hợp lý.
Nói một cách hợp lý, dòng M&K Sound 750 sở hữu lối tư duy giống với những loa studio monitors, nghĩa là có những loa left, center và right giống hệt nhau. Ở dòng LCR 750 được dùng cho kênh loa trái và phải, trong khi đó dòng LCR750C được dùng làm loa center. Sự khác biệt duy nhất đó là loa LCR750C được thiết kế nằm ngang thay vì nằm dọc.
M&K Sound được nhiều người tung hô vì đã sản xuất ra một loạt loa kết hợp thành công những tính năng đặc biệt của dòng S150 với gói âm thanh tổng thể đẹp mắt và phù hợp với túi tiền hơn.
Dòng 750 được nâng cấp thực sự không thể được gọi là “tiết kiệm ngân sách” hay bị gọi là “dòng loa cơ bản”, nhưng không thể phủ nhận những loa này mang lại mức hiệu suất vượt quá mức giá của chúng. S150s vẫn có lợi thế, nhưng với mức giá thấp hơn một nửa thì M&K LCR750s mang lại cho bạn nhiều âm thanh bùng nổ cho từng đồng bạn bỏ ra.
Một bộ âm thanh xem phim tổng thể đi với M&K Sound 750 gồm có:
- M&K Sound LCR750C
- M&K Sound SUR55T
- M&K Sound V12 (subwoofer)
Klipsch – Reference Theater Pack
Ở một mức độ nào đó, thì Klipsch hơi đắt so với những gì nó làm được. Nó cũng bị che khuất bởi các hệ thống âm thanh lớn hơn, vì vậy nó thực sự tốt nhất cho những người ưa thích những chiếc loa xem phim vệ tinh nhỏ, gọn. Nếu người đó là bạn, Klipsch phù hợp và rất đáng để nghe.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh đang tự sản xuất bộ âm thanh vòm tương thích với Atmos, Klipsch vẫn giữ cho nó đơn giản với thiết lập chỉ 5.1. Gói dường như là bản cập nhật trên HD 500 cũ hơn với một số tinh chỉnh quan trọng.
Hệ thống bao gồm bốn loa vệ tinh giống hệt nhau có các trình điều khiển IMG bằng đồng, mang tính biểu tượng, có kích thước 3,5 inch kết hợp với một loa tweeter có còi 0,75 inch. Các tủ nhựa màu đen, nhỏ, chỉ cao 7,75 inch, rộng 4,5 inch và sâu 5,5 inch. Giống như các loa vệ tinh Focal đắt tiền hơn mà chúng ta đã thấy gần đây, Klipsch có một bộ kẹp lò xo, vì vậy đừng mong đợi sử dụng dây 12 gauge hoặc dày hơn trừ khi bạn lắp phích cắm pin ở các đầu.
Các loa vệ tinh được ghép nối với một kênh trung tâm tải trình điều khiển 3,5 inch thứ hai vào một tủ lớn hơn. Cuối cùng, gói này bao gồm một phụ không dây 8 inch được đặt trong một chiếc hộp có kích thước gần một foot vuông. Bộ này đi kèm với một bộ thu phát không dây cho loa siêu trầm mà bạn kết nối với nguồn và kênh LFE trên bộ thu AV của bạn.
Loa vệ tinh của Klipsch Reference Theater Pack thực sự rất nhỏ, vì vậy loa không tạo ra nhiều âm trầm – chúng giảm 3 decibel ở 110 Hertz, nếu bạn đang theo dõi. Điều đó có nghĩa là điều quan trọng là quản lý âm trầm / điều chỉnh loa siêu trầm của bộ thu AV của bạn được đặt chính xác thành ít nhất 100 Hz cho tất cả các loa. Hơn nữa, âm thanh của các loa khá định hướng, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên hướng từng loa trong số năm loa về vị trí nghe chính để có chất lượng âm thanh tốt nhất.
B&W – 606 S2 Anniversary Edition
Với bản chất khiêm tốn của những thay đổi kỹ thuật, chúng tôi không mong đợi nhiều sự khác biệt trong âm thanh trong dòng loa xem phim B&W này. Nhưng chúng tôi đã sai. Trong khi vẫn giữ được đặc tính âm thanh tương tự, 606 S2 Anniversary Editions chứng minh khả năng hơn đáng kể so với các phiên bản tiền nhiệm.
Sự khác biệt lớn nhất được nghe thấy ở âm trầm. Phiên bản mới chính xác hơn nhiều và được kiểm soát trong khu vực này. Khi nghe ban đầu, có thể dễ dàng kết luận rằng mô hình cũ có trọng lượng hơn trong lĩnh vực này, nhưng theo thời gian, rõ ràng S2s rõ ràng hơn, sâu sắc hơn và có nhiều điểm nhấn đáng chú ý hơn.
Hãy lắng nghe bản nhạc cùng tên từ The Scotts và những cải tiến rõ ràng, với phiên bản mới mang đến những bản nhạc khó đánh hơn, nhiều tầng lớp hơn. Mô hình trước đó âm thanh cồng kềnh và mờ khi so sánh. Việc kiểm soát thêm ở tần số thấp giúp tiếng bass không bị dội, gây cảm giác ù tai, lấn át dải âm cao hơn.
Tăng dải tần và các bước lên rõ ràng và rõ ràng là rất ấn tượng. Giọng nói được thể hiện với sự tinh tế hơn và dễ dàng nghe thấy những thay đổi trong ngữ điệu và cách nói. Series 2 cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về bản ghi và âm thanh tổng thể cân bằng hơn.
Sự khác biệt giữa các loa xem phim cũng rõ ràng khi chúng tôi phát The Road OST của Nick Cave và Warren Ellis. Ca khúc chủ đề có một đoạn mở piano thưa thớt và chúng tôi bị ấn tượng bởi âm thanh của loa mới được xác định nhiều hơn và mở ra.
Bản trình bày của họ có vẻ rõ ràng, và hơi tiến bộ hơn so với bản gốc, nhưng cũng có vẻ tự nhiên và minh bạch hơn. Theo tông màu, đã có một sự thay đổi từ những gì bây giờ có vẻ như một âm trầm hơi bị thổi và âm trung thấp quá phong phú sang một cái gì đó trung tính hơn.