Biết cách phối ghép loa với Amply là cách để chúng ta thu được về những âm thanh hoàn hảo cho dàn loa karaoke nhà mình. Phối ghép đúng chuẩn cũng là bí quyết để tăng tuổi thọ của loa và Amply lâu hơn, bền hơn.
Tuy nhiên, nếu không hiểu biết một chút về kỹ thuật thì thật khó để cho âm thanh như ý. Những kinh nghiệm phối ghép âm loa với Amply mà Cơn Bão Số có trong 11 năm liền đều được chia sẻ ở dưới bài viết này bạn nhé. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này vui lòng theo dõi những chia sẻ dưới đây cùng chúng tôi.
4 lưu ý trước khi thực hiện phối ghép loa với amply Karaoke
Công suất của loa và Amply phải phù hợp với nhau
Có một quy tắc bất di bất dịch trong phối ghép loa với Amply chính là công suất của amply luôn luôn phải gấp đôi với loa. Ví dụ công suất của loa 150W thì công suất của Amply phải ở mức 300W.
Trường hợp khi công suất của Amply yếu hơn loa thì gần như độ co giãn của màng loa không thể hoạt động được như bình thường nữa. Và nếu bạn cứ để tình trạng như vậy kéo dài từ năm này qua năm khác, không nhận biết được thì cuối cùng màng loa sẽ giãn ra khiến cho côn loa bị hỏng từ từ, âm thanh phát ra cũng bị ảnh hưởng, từ đó loa với Amply sẽ thay nhau hỏng.
Một trường hợp ngược lại nếu công suất của loa cao hơn Amply sẽ gây tình trạng cháy một trong hai nếu nặng, còn nhẹ sẽ gây hiện tượng méo tiếng.
Để không xảy ra tình trạng này bạn nên mua loa và Amply chung trong một Combo, với Combo nhà hãng đã sắp xếp sẵn những thiết bị tương thích với nhau, sẽ giảm thiểu rủi ro cho nhiều khách hàng về vấn đề này, không cần phối ghép. Nhưng nếu bạn muốn có chất lượng âm thanh ưu việt nhất, hãy tìm hiểu thêm các kỹ thuật phối ghép nhé.
Diện tích của phòng nghe/hát
Diện tích của phòng nghe/hát phải phù hợp với công suất của loa. Phòng lớn phải dùng loa có công suất lớn để nâng cường độ âm thanh lên, nghe to, rõ, chi tiết hơn. Phòng nhỏ nếu để loa có công suất lớn sẽ bị vang, âm thanh to quá cỡ so với tai người nghe, làm cho người hát, người nghe cảm thấy rất mệt.
Ngoài ra khi chọn loa cần tuân theo cách chọn công suất loa như sau:
- Phòng từ 10-15m2 phải chọn loa có công suất từ 30-40W trở lên
- Phòng từ 20m2 phải chọn loa có công suất 100-150W
- Phòng từ 25m2 phải chọn loa có công suất 150-200W
- Phòng từ 30m2 trở lên phải chọn loa có công suất từ 250W-300W
Có một tips nhỏ cho những khách hàng khi chọn công suất loa cho căn phòng là bạn luôn phải tính dư công suất ra so với diện tích phòng để trừ hao những âm thanh đã suy giảm bớt do những nội thất có trong đó.
Âm thanh không đi trực tiếp từ loa đến tai người nghe mà nó phản xạ qua những nội thất trong nhà, trần nhà, nền nhà và những vật dụng khác sau đó mới đến tai người nghe. Vậy nên, phòng các ít đồ đạc thì âm thanh nghe càng rõ, càng cách âm tốt thì âm thanh nghe càng chi tiết.
Dòng nhạc mà gia đình hay nghe
Nghe có vẻ hơi lạc quẻ nhưng thực sự là chúng ta nên phụ thuộc ít nhiều vào dòng nhạc gia đình hay nghe/ hay hát để chọn lựa công suất loa phù hợp.
Với những quán karaoke tiếp đón nhiều đối tượng khách hàng cách chọn loa của họ sẽ khác với việc chúng ta lắp đặt cho phòng karaoke tại nhà. Vì mục đích sử dụng cho gia đình nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể sở hữu một dàn máy karaoke lý tưởng mà không bất kỳ nơi đâu mang lại được.
Nếu gia đình bạn muốn có phòng nhạc dành cho đối tượng là người lớn hay nghe các loại nhạc nhẹ nhàng như nhạc trữ tình, nhạc vàng, bolero thì nên chọn loa có công suất vừa phải, không quá lớn để đảm bảo mang lại cảm giác du dương, dễ chịu, không bị dội vào tai.
Ngược lại nếu là những người trẻ năng động đam mê các thể loại rap, dance có nhịp nhanh, mạnh mẽ thì những cặp loa có công suất lớn mới có thể đem đến được cảm giác phấn khích như mong muốn.
Lựa chọn loa Sub (loa siêu trầm) hợp lý
Loa sub hay còn gọi là loa siêu trầm sẽ mang đến cho người dùng một trải nghiệm âm thanh karaoke chân thật và truyền cảm nhất. Đó là lý do tại sao mà chúng thường xuyên có mặt trong những dàn karaoke gia đình. Loa sub có 2 loại là sub hơi và sub điện, tùy theo nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn cho phù hợp. Trong bài viết này Cơn Bão Số sẽ không nói quá sâu về các loại loa sub, chủ đề này sẽ hẹn các bạn trong bài viết sau nhé. Điều quan trọng không phải là loại loa sub nào mà là cách lựa chọn loa sub như thế nào cho hợp lý với dàn âm thanh đang có.
Lựa chọn loa
Đầu tiên là kích thước của củ loa, chúng tôi để kích thước làm tiêu chí đầu tiên bởi vì chúng không chỉ có giá trị là vẻ bề ngoài đơn thuần của sản phẩm mà kích thước lớn hay bé còn ảnh hưởng đến độ hay của loa. Với dàn karaoke gia đình thì kích thước lý tưởng nhất sẽ rơi vào khoảng 10 – 12inch, chúng sẽ truyền tải được độ sâu hay nhất, ổn áp nhất.
Tiếp theo cần lựa chọn theo tiêu chí độ trầm. Độ trầm của loa sub phải phù hợp với các thiết bị trong dàn âm thanh bạn đang có. Ví dụ loa có dải tần thấp 42Hz thì loa sub cũng nên có dải tần thấp tương ứng để không bị chênh phô.
Cách đấu nối loa với Amply Karaoke dành cho người chưa biết gì
Việc đấu nối loa với amply không phải là một việc khó khăn. Nhiều người nghĩ phải cần đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn nhưng thực ra dù bạn không biết gì cũng có thể dễ dàng làm được thông qua phần hướng dẫn dưới đây.
Giải thích hình ảnh
Trước khi đi vào những bước cụ thể phối ghép loa với amply chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của amply. Nếu là một người chưa biết gì nhìn vào đầu tiên bạn sẽ cảm thấy hơi rối đúng không? Tuy nhiên đừng lo lắng quá, chúng tôi sẽ giải thích hình ảnh một cách dễ hiểu như sau.
Ở vị trí 2, 3, 4 có những lỗ cắm dùng để kết nối với các dây jack của các thiết bị như tivi, cục đẩy, điện thoại, laptop, micro… Nói chung nếu bạn muốn amply phối ghép với thiết bị nào thì sẽ dùng dây jack để kết nối chúng với nhau. Nhưng bài viết này chúng ta tập trung vào phối ghép loa và amply nên chúng tôi chỉ nói sơ qua như vậy thôi. Vị trí mà bạn cần chú ý là điểm số 5. Những điểm còn lại bỏ qua hết. Vị trí số 5 là những lỗ cắm để kết nối giữa loa và amply.
Các bước phối ghép loa với Amply
Bạn có thể quan sát hình trên đây để dễ hình dung hơn. Các bước phối ghép loa và amply như sau:
- Bước 1: Trước hết bạn cần nhận dạng được cổng kết nối của loa và amply, ở vị trí số 5 bên trên được chia làm 2 trạm và A và B. Mỗi trạm có 4 cổng, 2 cổng bên trái 2 cổng bên phải. Mỗi cổng chia 2 làm 2 bên âm (-) dương (+) riêng biệt, âm màu đỏ và dương màu đen. Điều bạn cần chú ý là phải ghép nối đúng với màu sắc hiển thị trên cổng kết nối của loa và amply. Nếu sai sẽ dễ khiến 2 thiết bị chập mạch và hư hỏng.
- Bước 2: Tiến hành kết nối theo màu sắc tương ứng, cực âm của loa phải nối với cực âm của amply, ngược lại cực dương của loa sẽ nối với cực dương của amply, không làm ngược lại. Mỗi trạm có thể kết nối được 2 loa, 1 loa bên trái, 1 loa bên phải. Tổng cộng nếu bạn sử dụng luôn cả 2 trạm thì có thể kết nối được 4 loa. Tuy nhiên nếu chỉ có nhu cầu sử dụng 2 loa thì bạn hãy kết nối ở trạm A.
- Bước 3: Tiến hành test âm thanh, bắt đầu từ mức nhỏ nhất rồi dần dần điều chỉnh lên to dần.
Như vậy là đã hoàn thành được cách ghép nối giữa loa và amply rồi. Khá là đơn giản đúng không. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều hệ thống loa khác nhau, cách trên đây chỉ áp dụng cho những loại loa thông thường mà thôi. Nếu bạn sử dụng hệ thống âm thanh phức tạp thì cần có cách ghép nối khác, cách này cần nhiều kỹ thuật hơn nên lần sau Cơn Bão Số sẽ có bài hướng dẫn riêng, trước đó bạn nên nhờ đến những người có chuyên môn xử lý giùm.
Thêm một điều nữa là bạn hãy đặt loa phù hợp với vị trí của người nghe chứ không cần phụ thuộc vào vị trí của ampli bạn nhé.
Lưu ý sau khi phối ghép
Nếu bạn đã phối ghép loa và amply thành công thì chúc mừng bạn sắp sửa có một dàn âm thanh karaoke tại gia “rất gì và này nọ” rồi đấy. Tuy nhiên chúng tôi cũng phải nhắc bạn một vài lưu ý để đảm bảo an toàn cho dàn máy và chính bạn.
- Luôn tắt nguồn các thiết bị khi muốn phối ghép loa, amply với bất kỳ các thiết bị khác
- Trước khi bật nguồn phải vặn volume về mức 0, điều này sẽ giúp đảm bảo cho loa không bị hư hại
- Sau khi bật nguồn khoan thực hiện các thao tác mà chờ trong khoảng 5 giây rồi mới bắt đầu vặn volume từng chút một
- Đừng vặn volume đến mức max, dừng ngang khoảng 80 – 90% là vừa đủ
- Không đè nén hoặc đặt vật nặng lên các thiết bị, cũng phải cẩn thận để tránh làm rơi vỡ và quan trọng là tránh tuyệt đối nước với lửa
- Tốt nhất nên đặt các thiết bị trên mặt phẳng, xa nơi có từ trường
- Cọc tiếp đất của amply phải nối xuống đất để tránh tình trạng hở điện dẫn đến bị điện giật
- Khi đã đấu 1+ và 1- với dây tín hiệu loa thì bạn không được chập dây 1+, 2+ và 1-, 2- với nhau. Điều này rất dễ làm hư hỏng main.
- Kiểm tra các nút đảo pha cùng chế độ chọn parallel, bridge, stereo
- Kiểm tra các mối dây nối trong amply, có nhiều trường hợp dây nối lỏng lẻo khiến âm thanh phát ra bị nghẹn, hú, rít không hoàn hảo
- Bạn cũng nên kiểm tra dây tín hiệu và dây nguồn điện, không được để chúng bị quấn vòng hay đi song song với nhau vì điều này gây ra tình trạng nhiễu
- Dây điện sử dụng phải là loại dây chất lượng, đảm bảo không bị gấp gãy, có dấu hiệu hư hỏng
- Nếu có kết nối amply với các thiết bị bên ngoài hãy đảm bảo tất cả đều đã được lắp ráp hoàn chỉnh và kiểm tra hết ok mọi thứ mới mở nguồn điện.
Một dàn âm thanh karaoke có chất lượng hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có việc phối ghép dây loa và amply. Nếu bạn làm đúng cách âm thanh sẽ chuẩn, hay và ít gặp phải các vấn đề như hú, rít, dội lại.
Ngược lại nếu khi thực hiện thao tác không đúng kỹ thuật hoặc làm quá ẩu thì không chỉ chất lượng âm thanh kém mà nguy cơ hư hỏng cả loa và amply là rất cao. Việc phối ghép loa amply không hề khó, bằng chứng là rất nhiều người không biết gì về kỹ thuật vẫn có thể làm được.
Bạn chỉ cần thực hiện theo những gì bài viết hướng dẫn Cơn Bão Số đảm bảo chắc chắn thành công. Nếu có câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.