cân chỉnh amply karaoke

Cách chỉnh Amply hát Karaoke cực chuẩn chỉ trong 5 nốt nhạc

Cơn Bão Số đã gặp rất nhiều trường hợp inbox hỏi chúng tôi cách chỉnh Amply hát Karaoke sau khi đã thử nhiều lần và không ra được chất lượng âm thanh như ý muốn. Thường là do khách “vặn vặn chỉnh đại” chứ không theo quy tắc nào.

Đứng trước trường hợp này chúng tôi không thể hướng dẫn riêng lẻ từng khách hàng được nên Cơn Bão Số sẽ viết bài chia sẻ này giúp khách hàng tiện thực hiện theo. Nào, nếu Amply nhà bạn đang có vấn đề hãy điều chỉnh theo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé.

Điều gì xảy ra nếu không chỉnh Amply trước khi hát Karaoke?

Amply được xem là trung tâm thần kinh của dàn âm thanh, chiếm 30% quyết định cho nhạc có hay không. Nếu bạn không điều chỉnh amply trước khi bắt đầu Karaoke thì chuyện gì sẽ xảy ra:

  • Âm tần số thấp và âm tần số cao tự nhiên không còn bất cứ tác dụng gì nữa dù đã vặn volume hết cỡ. Lúc này bạn cần check lại Amply coi 2 nút tăng âm là Tone và Direct. Dùng tay nhấn 2 nút này nhả ra để 2 âm hoạt động trở lại bình thường.
  • Amply nhà bạn bị lệch âm sang 1 vế. Để xử lý vấn đề này bạn cần kiểm tra xem kênh tín hiệu L và R của mình đã được điều chỉnh ở Stereo Mode chưa. Có thể 2 kênh tín hiệu này đang không bằng nhau, việc của bạn là thử hoán đổi R,L cho nhau ở đầu vào input xem âm thanh có thay đổi gì không. Nếu vẫn y chang tình trạng ban đầu thì lúc này cần điều chỉnh Balance về vị trí số 0 để cân bằng âm. Nếu đã thử hết cách mà vẫn gặp tình trạng đó thì có thể loa đang cần được mang ra tiệm để sửa đó.
  • Khi bạn điều chỉnh âm bass quá cao thì âm thanh sẽ bị ồn, nặng
  • Khi bạn điều chỉnh âm Treble quá cao thì âm thanh sẽ bị vỡ hoặc xé toang
  • Điều chỉnh nút volume nhạc quá thấp khiến người hát cảm thấy mất hứng, thiếu động lực để hát.
  • Điều chỉnh nút Volume nhạc quá cao làm âm nhạc lấn át cả giọng hát người khác.
  • Khi độ lặp lại của âm thanh quá ít cũng khiến người hát cảm thấy mệt
  • Nhạc và lời dường như không khớp nhau nếu người điều chỉnh amply chỉnh sai tốc độ
  • Tiếng Micro nếu để quá cao sẽ xuất hiện tiếng rít và loa treble cũng nhanh hư hơn
  • Tiếng Micro nếu quá thấp sẽ làm giọng mỏng, yếu, rời rạc, thiếu sức sống
  • 3 âm bass, mid, hi nếu không cân bằng nhau chắc chắn sẽ làm cho âm thanh có chất lượng hỏng nặng

Hướng dẫn tự điều chỉnh Amply hát Karaoke Jarguar tại nhà đơn giản

Sơ đồ các nút trên chiếc Amply Jarguar (demo)

Amply Jarguar
Amply Jarguar mặt sau

Khu vực cân chỉnh Micro

1.Lỗ mic

2. Nhấn để tín hiệu đầu vào to hơn micro

3. Chỉnh volume cho micro

4. Cân chỉnh sự cân bằng cho loa phải trái

5.Điều chỉnh độ vang của tiếng bass

6.Chỉnh âm trầm

7.Chỉnh âm trung

8. Chỉnh âm cao

Khu vực cân chỉnh echo

9. Tùy chọn Stereo/ Mono

10. Tăng giảm Volume cho echo

11.Điều chỉnh âm trầm cho echo

12. Điều chỉnh âm cao cho echo

13.Điều chỉnh âm thanh lặp lại cho

14.Điều chỉnh độ trễ cho echo

C.Khu vực cho bạn điều chỉnh music

15. Khi dùng đầu karaoke chọn B, nếu kết nối CD hay những hệ thống khác trong dàn âm thanh nên chọn A

16.Chỉnh Volume nhạc

17.Chỉnh tần số thấp

18.Chỉnh dải tần số trung

19.Chỉnh dải tần số cao cho nhạc

D. Cân chỉnh Volume tổng

20. Cân chỉnh volume tổng

21. Cân chỉnh âm bass

22. Cân chỉnh âm trung

23.Cân chỉnh âm cao

E. Điều chỉnh Công tắc nguồn cho Amply

Bước 1: Tất cả nút vặn trên Amply đều cần vặn về nút giữa (12h) vặn theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Căn chỉnh hàng thứ 1 của Amply

  • Vặn chỉnh nút số 3. Nút số 3 dùng để bổ trợ cho MIC 1 nếu MIC này quá yếu. Vặn theo chiều kim đồng hồ sao cho cảm thấy ổn thì dừng lại. Ở nút này bạn chỉnh chưa chín,  giọng của người hát đột nhiên trở nên gầy, mệt hoặc yếu hơn bình thường.
  • Vặn chỉnh nút số 4. Nút số 4 dùng để điều chỉnh âm trầm, để thử nút này bạn có thể vừa vặn theo chiều kim đồng hồ vừa phát âm số 4 với số 7 cho đến khi thấy tiếng trầm đã ổn định có thể dừng lại. Nếu bạn chỉnh dư âm trầm sẽ gây hiện tượng kéo đuôi, ồm, bass dày nặng.
  • Vặn chỉnh nút số 5. Nếu nút số 4 để chỉnh âm trầm thì nút số 5 sẽ dùng để chỉnh âm trung. Với âm trung bạn vặn trái phải và phát âm thử số 2 xem âm trung đã đủ độ trong trẻo, dễ nghe nhất chưa.
  • Vặn chỉnh nút số 6. Nút số 6 dùng để chỉnh âm Hi, cũng vặn nút HI từ trái sang phải và ngược lại, sau đó phát âm số 6 và số 9 xem âm Treble đã đủ so với diện tích căn phòng của bạn chưa. Có bị xé hoặc chói không nếu có cứ lùi âm Treble lại bạn nhé.

Bước 3 Chỉnh Echo (độ vang) cho Amply

  • Khi bạn muốn tăng giảm độ vang cho Mic trầm bạn sẽ cân chỉnh nút 11 LO
  • Khi bạn muốn tăng giảm vang cho Mic cao bạn cân chỉnh nút 12
  • Khi muốn điều chỉnh tần số lặp của Micro chúng ta sẽ chỉnh nút số 13 RPT. Hát yếu thì vặn theo chiều kim đồng hồ để Echo tăng lên, nếu giọng hát đã khỏe sẽ vặn ngược chiều kim đồng hồ ở mức 11 (tần số lặp 5-6).
  • Khi bạn muốn chỉnh tốc độ cho giọng hát và nhạc đi đôi cùng nhau thì chúng ta sẽ cân chỉnh nút DLY 14 ở vị trí 12h. Nếu bạn muốn cân tiếng hát chậm hơn nhạc bạn sẽ vặn ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi thích hợp. Nhưng nếu muốn giọng hát nhanh hơn nhạc một chút sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ và thử cho dừng lại ở mức 12h30-13h xem thử đã vừa tai nghe chưa.

Bước 4: Cân chỉnh Volume hàng Music

  • Tăng volume nhạc lớn/nhỏ ở nút VOL 16
  • Cân bằng âm bass với treble để nó không xảy ra hiện tượng ồm ở nút LO số 17
  • Cân chỉnh tần số MID của nhạc nên để ở mức thích hợp nhất là từ khoảng 9-10 và chỉnh ở nút 18. Lưu ý là không nên lỡ quá tay với nút này nếu không sẽ làm âm MID đè lên âm Micro.
  • Cân chỉnh tần số Treble của nhạc ở nút 19. Lưu ý chỉnh Treble quá cao sẽ làm giọng quá sáng bị vỡ không hay nữa, nhưng nếu chỉnh quá thấp thì giọng dường như thiếu đi nghị lực hẳn. Ở Volume của Treble bạn cứ vặn trái phải sao cho phù hợp là được chứ không có chỉ số tuyệt đối.

Bước 5: Cân chỉnh Master Channel

  • Điều chỉnh âm lượng tổng của nhạc, mic, âm ra loa to nhỏ ở nút số 20 của nút VOL
  • Nếu chỉnh ở Micro và nhạc nhưng nghe chưa vừa tai bạn tiếp tục chỉnh 3 nút LO (21_), MID (22); HI(23)

Một số lưu ý khi điều chỉnh Amply hát karaoke tại nhà

  • Để Amply hát hay vui lòng không để nó ở những vị trí quá ẩm ướt hoặc kín đáo, làm như vậy Amply sẽ nhanh hỏng. Hơn nữa, Amply để trong tủ kính dù bạn có điều chỉnh cỡ nào, âm thanh cũng sẽ có vấn đề.
  • Khi mới khởi động Amply lên hoặc khởi rút hay cắm Micro vào thì bạn phải chỉnh cho Music tổng về Volume nhỏ nhất. Nếu Music tổng đang để quá cao lỡ âm thanh phát ra đột ngột sẽ làm cho loa treble sớm bị hỏng.
  • Đầu đĩa, đầu thu micro và Amply không được để chồng lên nhau. Vì mỗi thiết bị khi hoạt động lâu đều tỏa nhiệt, khi cả 3 đều tỏa nhiệt, không thoát nhiệt được sẽ làm chất lượng âm thanh giảm từ 5-10%.
  • Với Amply Jarguar bạn không được phép kết nối với loa hiện đang có công suất lớn, nguồn điện tiêu thụ cao hoặc 2 loa đôi hoặc dây dài quá 25m hay dây loa có chất lượng quá kém. Nếu chúng ta kết nối Amply với loa hoặc các thiết bị khác không phù hợp với nó sẽ làm cho Amply cực nhanh hỏng hoặc âm thanh phát ra dở tệ.
  • Tất cả các bước căn chỉnh đều nên làm theo hướng dẫn của Cơn Bão Số như trên, không chỉnh tùy tiện. Trường hợp không biết chỉnh có thể chỉnh tất cả các nút về vị trí chính giữa mà nhà sản xuất đã thiết kế (nút 12). Hoặc lúc mua Amply cùng combo dàn loa bạn phải nhờ bên kỹ thuật họ căn chỉnh giùm luôn cho mình. Nếu bạn vặn các nút vị trí lung tung theo cảm hứng, như vậy sẽ khiến dàn âm thanh nhà bạn trở thành thảm họa.
  • Rắc tín hiệu L (trắng) phải được đấu nối đúng Rắc L. Rắc R (rắc đỏ) được đấu nối đúng rắc đỏ. 2 rắc này không được đấu nối lộn của nhau. Ngoài ra cần đấu nối cầu đỏ của loa vào cầu đỏ của Amply. Loa phải thì nối vào các cầu phải của Amply và tương tự với loa trái.

Một số lời khuyên khi chọn mua Amply phù hợp

Nếu bạn định mua Amply hát Karaoke thì Cơn Bão Số khuyên bạn nên chọn những loại Amply đạt tiêu chí như dưới đây.

Chọn amply theo không gian phòng hát Karaoke

Không phải bạn mua amply công suất càng cao thì cho âm thanh càng hay, càng tốt đâu. Amply phải phù hợp với công suất của loa và thích ứng với diện tích của căn phòng.

Với căn phòng có diện tích từ 25-30m2 nên chọn Amply có công suất 200W trở lên. Nhưng nếu căn phòng rộng lớn bạn có thể chọn Amply Jarguar có công suất từ 300W trở lên.

Ngoài ra Amply có hay không còn phụ thuộc vào phòng bạn đã cách âm chưa. Xử lý âm học phòng karaoke là yêu cầu cần thiết để dàn âm thanh bao gồm cả Amply phát huy được hết sự “hay ho” của nó.

Xác định giá cả để mua Amply

Từ xác định được diện tích phòng, công suất loa bạn sẽ tính ra được công suất Amply cho căn phòng Karaoke của nhà mình là bao nhiêu. Sau đó tham khảo giá tương ứng với công suất loa mức đó, thương hiệu đó sẽ là bao nhiêu trên thị trường. Như vậy, bạn sẽ xác định được giá cả phù hợp nhất để chi cho Amply nhà mình. 

À, lưu ý chọn thương hiệu tốt nữa bạn nhé, một số thương hiệu Amply xịn bạn có thể tham khảo là Studiomaster. Thương hiệu “xịn sò” được Cơn Bão Số phân phối độc quyền tại Việt Nam nên nếu muốn tham khảo bạn cứ liên hệ với chúng tôi nhé.

Test trực tiếp Amply ngay tại cửa hàng mua

Gì cũng phải thử trước xem kiểu Amply của thương hiệu bạn mua có đúng như hãng quảng cáo không rồi mới “rước” về nhà. Và lưu ý là âm thanh khi bạn nghe ở cửa hàng sẽ khác nhiều so với ở nhà, hoặc hay hơn hoặc dở hơn. Vì nó còn phụ thuộc vào không gian và phụ thuộc vào việc bạn có kiến thức chỉnh nhạc hay không nữa. 

Nếu bạn không biết chỉnh khi thợ kỹ thuật chở Amply tới nhà bạn có thể yêu cầu họ chỉnh trực tiếp cho đến khi mình nghe thấy “phê” nhất thì thôi. Một số Công ty cung cấp hệ thống âm thanh có dịch vụ lắp đặt âm thanh và kỹ năng siêu tốt, nên tiện bạn nhờ họ hỗ trợ luôn nhé.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật khác của Amply

Kiểm tra nút Echo và Repeat xem các nút này có hoạt động trơn tru và có nhạy hay không? Thử tăng âm thanh của Amply lên hết cỡ xem có bị chói tai hay không, sau đó lại tiếp tục thử hạ âm lượng xuống còn mức thấp nhất xem có bị rè. Nếu cao mà không chói, thấp mà không rè thì đạt tiêu chuẩn Amply tốt. 

Nếu bạn đã thử qua nhiều dòng Amply của nhiều thương hiệu khác nhau bạn sẽ thấy Amply tốt dù có tăng cao hay hạ thấp nó vẫn đủ khả năng xử lý, tần số âm thanh chi tiết, rõ ràng, không hề có hiện tượng vỡ của âm treble hoặc sự dày nặng khó nghe của âm bass. Nhưng test thử các loại Amply có chất lượng kém bạn sẽ thấy ngay các nhược điểm của nó.

Kết luận

Như vậy, qua bài chia sẻ trên bạn sẽ phần nào hiểu sâu hơn các nút và vai trò của nó trên Amply sau đó điều chỉnh cho đúng. Thứ hai bạn sẽ cũng nhận biết được một vài điều nên cân nhắc khi mua Amply cùng một vài lưu ý khi điều chỉnh amply hát karaoke. Nắm kỹ các điều này là điều kiện tiên quyết để dàn âm thanh Karaoke nhà bạn trở nên thật chuyên nghiệp.

Vẫn như những bài viết liên quan đến việc setup hệ thống âm thanh karaoke, bài viết này Cơn Bão Số cũng sẽ khuyên bạn là nên tìm một Công ty cung cấp hệ thống âm thanh thật tốt và có đội ngũ lắp đặt dàn nhạc lâu năm, họ sẽ giải quyết giúp bạn các kỹ thuật điều chỉnh thiết bị dàn karaoke. Bạn không cần tốn nhiều thời gian nữa, cũng không cần phải bực mình khi chỉnh mãi Amply không ra đúng âm như mình muốn. 

Cuối cùng, Cơn Bão Số cảm ơn bạn đã đọc đến đây và chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong vấn đề đặt mua loại Amply karaoke nào cho gia đình là tốt nhất và cả cách setup âm thanh bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *