sơ đồ mô tả âm thanh vòm

Âm thanh vòm là gì? Mọi thứ cần biết về âm thanh xem phim

Âm thanh vòm là gì và mang lại hiệu quả thế nào cho một rạp chiếu phim hiện đại? Liệu bạn đã từng thắc mắc về điều này khi đang trải nghiệm một bộ phim hay tại rạp. Hãy để chúng tôi cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm “âm thanh vòm” thông qua những nội dung được chia sẻ ngay sau đây.

Âm thanh vòm là gì? Tại sao xem phim cần hệ thống âm thanh vòm?

Để trả lời câu hỏi âm thanh vòm là gì? Chúng ta cần hiểu rằng âm thanh vòm, hay surround là hệ thống âm thanh phát ra từ nhiều hướng xung quanh khán thính giả. Nó làm cho người nghe cảm thấy mình đang xuất hiện trong không gian phim, hòa mình vào những nốt nhạc và trở thành một nhân vật quan sát đang đứng ngay bên trong khung cảnh trên màn ảnh. Loại âm thanh này còn được gọi là âm thanh lập thể.

Khác hẳn so với âm thanh đơn hướng từ tivi, hệ thống âm thanh vòm cho âm thanh đa hướng. Chính vì thế, cách bố trí loa này cho phép khán thính giả trải nghiệm rõ ràng và chân thực hơn hiệu ứng âm thanh cũng như ý nghĩa nghệ thuật từ bộ phim. Họ có thể nghe thấy tiếng chim hót bên trái, tiếng động cơ xe bên phải, tiếng nhân vật ở trung tâm, tiếng bom nổ phía sau. Người xem như vô tình bị cuốn vào trong khung cảnh phim, hòa mình với nó và sống trong đó. 

Hiện nay, hầu hết các rạp phim, nhà hát, sân khấu kịch hiện đại đều trang bị hệ thống âm thanh vòm. Đương nhiên, lợi ích đầu tiên có được chính là mang lại cho khán giả những trải nghiệm chân thực nhất khi xem phim. Đồng thời, chúng ta không thể bỏ qua lợi ích kinh tế khi khán giả thường xuyên quay trở lại rạp để tận hưởng trọn vẹn các bộ phim.

Ngoài ra, một số “dân chơi” cũng có nhu cầu trải nghiệm âm thanh chất lượng cao. Do đó, họ thường lắp đặt hệ thống âm thanh vòm tại các phòng chiếu phim tại gia, phòng cách âm phục vụ mục đích thư giãn, giải trí…

Hệ thống âm thanh vòm cần những loa nào?

Trên thực tế, âm thanh vòm thực chất là kỹ thuật tạo dựng âm thanh giống thật thông qua cách bố trí hệ thống loa xung quanh phòng chiếu phim. Tùy thuộc vào từng hệ thống âm thanh vòm nhất định mà cách sắp xếp vị trí loa cũng khác nhau. Dẫu vậy, một hệ thống âm thanh vòm hoàn chỉnh không thể thiếu loa siêu trầm, loa trung tâm, Loa vệ tinh, Equalizer hoặc Mixer.

  • Loa siêu trầm: Là loại loa được thiết kế đặc biệt để tạo ra các tiếng bass và âm thanh tần số thấp khác. Dòng loa này có dải tần từ 3Hz đến 120Hz. Nó góp phần tạo ra hiệu ứng âm thanh chân thực, sống động, nhất là khi tạo ra từng chuyển động âm thanh thông qua áp suất không khí làm rung sàn nhà.
  • Loa trung tâm: Loại loa này thường có kích thước lớn hơn các loa còn lại. Đây được xem là loa quan trọng nhất trong hệ thống loa âm thanh vòm.
  •  Loa vệ tinh: Là các loa được đặt bên trái hoặc phải của căn phòng. Các loa này và loa trung tâm thường đáp ứng tần số âm thanh trong khoảng từ 20Hz cho đến 20.000Hz.
  •  Equalizer hoặc Mixer: Đây thực chất là bộ cân bằng hoặc bàn trộn thường có trong PC, máy thu âm. Nó giúp tăng cường hiệu suất của bộ khuếch đại âm thanh.

Hệ thống âm thanh vòm có những định dạng nào?

Đến nay, có nhiều định dạng âm thanh vòm được phát triển và ứng dụng. Trong đó, nổi bật nhất là định dạng Dolby Pro Logic, Dolby Digital, Digital Theatre System, THX…

Định dạng Dolby Pro Logic xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20, ứng dụng trong hệ thống rạp chiếu phim tại gia. Nó trở thành tiêu chuẩn cho các băng hi-fi VHS và đến nay vẫn được ứng dụng trong việc phát sóng TV hoặc analog. Định dạng này bao gồm 4 kênh với 2 kênh độc lập có băng thông toàn dải dùng cho hai loa trước trái phải, 2 kênh ma trận. Trong đó, 1 kênh ma trận toàn dải dùng cho loa trung tâm, kênh còn lại dùng cho hai loa surround. 

Định dạng Dolby Digital là định dạng âm thanh vòm thông dụng nhất. Nó trở thành chuẩn cho ngành công nghiệp sản xuất đĩa DVD, sử dụng trong các kênh TV kỹ thuật số và kênh xem phim trả tiền. Định dạng này có 6 kênh riêng biệt cho từng loa. Trong đó có 5 kênh độc lập cho loa trung tâm, loa trái phải và 1 kênh cho loa siêu trầm.

Định dạng Digital Theatre System cho phép mỗi loa có một kênh độc lập. Định dạng này cho chất âm tốt hơn Dolby Digital. Nó được sử dụng trong rạp phim và phim DVD. Định dạng này cũng dùng 6 kênh gồm 5 loa thường và 1 loa siêu trầm như Dolby Digital.

Định dạng THX ứng dụng trong các rạp chiếu phim. Các rạp chiếu phim tại gia có thể sử dụng định dạng THX Surround EX.

Làm thế nào để tạo ra âm thanh hình vòm?

Dù nói rằng hệ thống âm thanh vòm có được do cách bố trí loa khắp phòng nhưng không phải ai cũng có thể tạo dựng nên âm thanh vòm khi chưa biết nhiều về nó. Để tạo ra hệ thống âm thanh hình vòm, nhà đầu tư cần trang bị một dàn loa bao gồm nhiều thiết bị loa khác nhau. Tiếp theo, tùy thuộc vào không gian phòng và ngụ ý sử dụng mà họ có thể bố trí theo những cách khác nhau.

Có thể tạo ra âm thanh vòm theo những hệ thống âm thanh nào?

Có nhiều hệ thống âm thanh được nhà đầu tư xem xét sử dụng, trong đó có hệ thống âm thanh 2.1, 5.1, 7.1, 6.1, 10.2… Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể từng hệ thống âm thanh riêng biệt ngay sau đây.

Hệ thống âm thanh 2.1

Xét đến cùng thì hệ thống âm thanh 2.1 chưa phải là âm thanh vòm. Tuy nhiên, đây lại là tiền thân của âm thanh vòm nên chúng ta có thể tìm hiểu sơ qua về nó.

Hệ thống âm thanh 2.1 chỉ bao gồm 3 loa. Trong đó, hai loa vệ tinh được đặt ở hai bên trái phải kết hợp cùng một loa siêu trầm. Hệ thống này cho trải nghiệm âm thanh chân thực hơn âm thanh đơn hướng từ tivi nhưng vẫn chưa thực sự sống động như ở hệ thống âm thanh vòm hoàn chỉnh.

Hệ thống âm thanh 2.1 phù hợp với nhu cầu nghe nhạc thông thường của người dùng. Bên cạnh đó, so với các hệ thống âm thanh 5.1 hay 7.1 thì đây vẫn là phương án tối ưu về kinh tế cho những ai chỉ muốn nghe nhạc, xem phim tại nhà.

Hệ thống âm thanh vòm 5.1

Đây là hệ thống âm thanh hình vòm được sử dụng nhiều trong các rạp chiếu phim cỡ vừa và nhỏ nhằm mang lại trải nghiệm âm thanh chất lượng cao. Hệ thống này bao gồm 5 loa thường và một loa siêu trầm, trong đó có hai loa phía trước cùng hai loa phía sau đều đặt ở trái và phải, một loa trung tâm. 

Trong hệ thống âm thanh vòm 5.1, mỗi loa đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể là:

  •  Loa trung tâm và hai loa trước phát ra những âm thanh chính bao gồm lời thoại nhân vật, bài hát…
  •  Hai loa sau phát ra các âm thanh và hiệu ứng đi kèm giúp bộ phim trở nên sống động hơn, bao gồm tiếng vang động cơ, tiếng vỗ tay, tiếng gió, tiếng nước chảy…
  •  Loa siêu trầm phát ra những âm thanh với tần số cực thấp nhằm xử lý những âm trầm, giúp người xem có những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời hơn.

Hệ thống âm thanh vòm 7.1

So với hệ thống âm thanh 5.1 thì hệ thống âm thanh vòm 7.1 có bổ sung thêm 2 loa surround hay còn gọi là rear surround. Như vậy, hệ thống âm thanh này bao gồm tới 8 loa, trong đó có 1 loa siêu trầm. Các vị trí đặt loa được sắp xếp hài hòa, bao lại thành hình tròn, khán giả ngồi ở trung tâm.

Thường thì những rạp chiếu phim có diện tích rộng lớn sẽ chọn sử dụng hệ thống âm thanh vòm 7.1. So với các hệ thống đã giới thiệu trước đó, hệ thống âm thanh này mang lại những trải nghiệm âm thanh khác biệt, gia tăng cảm nhận của khán thính giả về chiều sâu và chiều rộng của âm thanh.

Các hệ thống âm thanh vòm khác

Ngoài những hệ thống âm thanh đã kể trên, bạn cũng có thể tìm hiểu về một số hệ thống khác như 6.1, 10.2, hệ thống loa đa âm. Giống như tên gọi, hệ thống âm thanh 6.1 bao gồm 6 loa thường và 1 loa siêu trầm. Hệ thống loa 10.2 gồm 10 loa thường và 2 loa siêu trầm. 

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống âm thanh vòm nhiều kênh nhất chính là 22.2. Hệ thống này có tổng cộng 24 loa, trong đó có 2 loa siêu trầm. 

Các hệ thống âm thanh vòm thật sự hữu ích và được trang bị cho nhiều đơn vị khác nhau. Ngoài rạp chiếu phim, nhà hát, sân khấu thì các đơn vị như trường học, studio cao cấp cũng đã tiến hành lắp đặt hệ thống âm thanh này. 

Hiện nay, trường Đại học New York cũng đang sở hữu 2 hệ thống THX 10.2 với chi phí lên tới 6,5 triệu đô. Mục đích trang bị hệ thống âm thanh này là để phục vụ cho nghiên cứu tại Steinhardt School.

Để tạo ra âm thanh vòm cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Tùy thuộc vào kinh phí và diện tích sử dụng mà nhà đầu tư quyết định nên sử dụng hệ thống âm thanh nào. Mặc dù vậy, điều quan trọng cần ghi nhớ khi sắp xếp loa là cần bố trí ở vị trí cân bằng để đảm bảo cung cấp chất lượng âm thanh tuyệt vời nhất. 

Ngoài áp dụng một trong các hệ thống âm thanh đã kể trên, nhà đầu tư cũng cần biết rằng việc phân chia âm thanh tới đúng loa là rất quan trọng. Nếu thực hiện sai, âm thanh sẽ bị phát xáo trộn khiến người nghe không thể nào tập trung được. Do đó, mỗi loa cần phải có kênh riêng biệt để nhận tín hiệu riêng.

Có cách nào thay thế âm thanh vòm thực sự không?

Việc trang bị hệ thống âm thanh vòm với nhiều thiết bị loa khác nhau tiêu tốn một lượng lớn kinh phí đầu tư. Do đó, nhiều nhà đầu tư mong muốn tìm được một thiết bị có thể thay thế âm thanh vòm. 

Những lời quảng cáo mỹ miều rằng “loa hiệu suất cao tích hợp âm thanh vòm” “loa thế hệ mới thay thế âm thanh vòm” thực sự trở thành chủ đề thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, khả năng thay thế âm thanh vòm của những thiết bị này có phải là sự thật không, chúng ta hãy cùng nhau phân tích.

Hệ thống âm thanh vòm trở nên nổi bật khi cung cấp âm thanh 360 độ cho cảm giác chân thực cao. Hãy xem xem khả năng đáp ứng của các dòng sản phẩm loa được rao bán thay thế âm thanh vòm có đáp ứng được điều đó không.

Đối với các dòng loa giá rẻ, cái mà người ta cho là “âm thanh vòm” thực chất được tạo ra từ sự khuếch đại âm thanh stereo. Âm thanh được phát ra từ nhiều trình điều khiển được tích hợp sẵn bên trong loa. 

Thường thì âm thanh sẽ được phân bổ từ trái sang phải hoặc ngược lại. Đối với những người từng đi xem phim rạp và trải nghiệm chất lượng từ âm thanh vòm thực thụ sẽ nhận ra ngay sự kém xa về chất lượng âm thanh mà thiết bị này mang lại.

Đối với các dòng loa cao cấp cập nhật phiên bản mới thì được trang bị trên tính năng Dolby Atmos. Nhờ đó, nó có thể mô phỏng âm thanh vòm thông qua việc các sóng âm dội vào tường và phản lại ngay sau đó. Tuy nhiên, đây vẫn chưa thực sự là âm thanh vòm vì chưa đạt được sự cân bằng âm đồng thời không hiệu chỉnh được độ trong của âm thanh khi dội lại.

Hiện nay, một số loa thế hệ mới đã được trang bị chế độ giả lập âm thanh vòm. Kết quả này có được do sự khéo léo điều chỉnh tần số và thời gian phát ra ở từng kênh, tạo ra không gian âm thanh riêng biệt cho các kênh trái và phải. Nhờ đó, thiết bị loa phần nào tạo ra được hiệu ứng âm thanh vòm nhưng chỉ ở hướng đối diện.

Trong khi đó, các loa thanh trung với 5 trình điều khiển loa khác nhau cũng mang lại kết quả giả lập âm thanh vòm tốt hơn. Dẫu vậy, dù nói gì đi nữa thì âm thanh cũng chỉ phát ra từ vị trí đặt loa nên bạn không thể dùng nó để thay thế cho hệ thống âm thanh vòm.

Như vậy, dù đã đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “có một thiết bị nào có thể thay thế âm thanh vòm không?” thì các nhà đầu tư vẫn đành ngậm ngùi với câu trả lời là không. Tuy nhiên, câu trả lời này có bị thay đổi trong tương lai hay không thì chúng ta còn chưa biết. Bởi lẽ, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và không ai có thể đoán trước được điều gì.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho hệ thống âm thanh vòm là gì? Nếu bạn có thắc mắc hoặc thông tin nào khác liên quan đến vấn đề này thì đừng ngần ngại comment trao đổi ngay với chúng tôi nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *